BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Bệnh
tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch
do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm
trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước
bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
v Triệu
chứng: Thời kỳ khởi phát có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy vài lần
trong ngày. Loét miệng khiến trẻ bỏ bú và bỏ ăn.
v Thời
kỳ toàn phát có tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở vị trí niêm mạc
miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Thời gian tồn tại ngắn (< 7
ngày), để lại vết thâm.
Bệnh
thường hết sau 3-10 ngày. Bệnh thường nhẹ, trường hợp nặng có thể gây nhiều biến
chứng nguy hiểm (thường do EV71).
Ø Điều
trị:
1.
Subạc: Bôi vào các phỏng nước, vết loét.
Subạc
có độ an toàn cao, không gây kích ứng da, kể cả vết thương hở, niêm mạc miệng.
Có thể thay thế bằng thuốc điều trị khác an toàn cho trẻ.
2.
Hạ sốt khi có sốt, liều Paracetamol 10mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
Tắm
nước ấm cũng có tác dụng hạ sốt. Vệ sinh sạch sẽ thân thể và đồ dùng bằng xà
phòng. Vệ sinh răng miệng, dinh dưỡng đầy đủ. Trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho
bú.
Lưu
ý: Chuyển ngay đến cơ sở y tế nếu có dấu hiệu: Sốt cao trên 38,90; hoặc
đi loạng choạng, không giữ được thăng bằng; hoặc giật mình lừ đừ, run chi, quấy
khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, trước các dấu hiệu nguy hiểm hơn như co giật,
bất tỉnh.
ĐK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét