Responsive Ads Here

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Xử trí co giật động kinh ngoài bệnh viện


XỬ TRÍ CO GIẬT ĐỘNG KINH NGOÀI BỆNH VIỆN

🚩 Tổng quan:
👉 Cứ 10 người có khoảng 1 người đã, đang hoặc sẽ bị co giật ít nhất 1 lần trong đời. Vì vậy, co giật là một “tình trạng” khá thường gặp, và trong cuộc đời mình, bạn có khả năng cao sẽ phải chứng kiến một người bị co giật cần giúp đỡ! Vì vậy, chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản cần thiết để có thể “giúp đúng” khi cần, hoặc ít nhất, phải biết những hành động nào gọi là “giúp sai” để tránh, không làm tổn thương thêm người cần giúp một cách ngoài ý muốn!

☝️ Điều bạn cần biết đầu tiên, và nên luôn nhớ là:
BẠN KHÔNG THỂ LÀM GÌ ĐỂ DỪNG CƠN CO GIẬT CỦA MỘT NGƯỜI ĐƯỢC!

✌️ Điều thứ 2 nên biết, là:
NGƯỜI CO GIẬT KHÔNG THỂ TỰ NUỐT LƯỠI CỦA MÌNH, CŨNG KHÔNG BỊ NGẠT THỞ VÌ CO GIẬT!

🤟 Điều thứ 3 nên biết, là:
Mặc dù bạn có thể cảm thấy rất dài, đa số các cơn co giật CHỈ DÀI KHOẢNG VÀI PHÚT, trung bình là 5 phút, mà thôi!

🚩 Vì vậy, đây là những bước bạn nên làm để “giúp đúng”:

❤️ Nên làm:
☑️ Bạn ráng giữ bình tĩnh, không manh động xoắt xít la lối om xòm, sẽ làm rối tình hình hơn
☑️ Yêu cầu người xung quanh giữ bình tĩnh, và lùi ra xa
☑️ Nhẹ nhàng đỡ người đang bị co giật nằm xuống một mặt phẳng an toàn: như sàn nhà, hoặc miếng nệm (nếu để trên giường – coi chừng bị té).
☑️ Xoay lưng người đang bị co giật, để họ nằm nghiêng một bên – giúp dễ thở hơn.
☑️ Kê một cái gối mềm dưới đầu, hoặc có gì dùng đó, như gấp cái mền nhỏ, áo khoác…
☑️ Nhìn xung quanh xem có đồ vật cứng, nhọn, dễ bể, dễ cháy…gần bên hay không, nếu có, thu dọn hết những đồ vật này ra xa, để phòng ngừa chấn thương thêm cho bạn và người co giật.
☑️ Xem trên người của người co giật có gì nguy hiểm không: tháo mắt kính ra, cởi/nới cà ra vát, khuy áo sơ mi, nếu có dây nhợ gì trên cổ, trên người, nên tháo ra đề phòng thắt, ngạt.
☑️ Cố gắng theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tè ướt quần hay không…), để bạn có thể kể lại với bác sĩ, hoặc với người co giật sau này.
☑️ Xem đồng hồ, tính thời gian cơn co giật (điều này rất quan trọng)
☑️ Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, gọi cấp cứu!
Không nên làm

🚫 Đây là những điều SAI mà bạn KHÔNG NÊN LÀM:
❌ Không ráng đè lên người co giật, hoặc cố gắng làm bất kì điều gì để dừng cơn co giật – vô ích
❌ Không cho bất kì vật gì, chất gì vào miệng người co giật, kể cả tay của bạn
❌ Không ráng hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân – người đang co giật vẫn tự thở được.
❌ Không cho người co giật vào bồn tắm – có thể gây ngạt/ sặc nước thêm.

💯 Khi ngừng cơn co giật, bạn nên:
✅ Ở lại theo dõi người bệnh cho đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn.
✅ Khi người bệnh tỉnh táo, giúp họ ngồi lên ở một nơi an toàn, trấn an họ, và kể lại những gì bạn ghi nhận được cho họ biết
✅ Gọi người quen của người bệnh đến để đưa họ về nhà hoặc đi khám bệnh viện cho an toàn.
✅ Nếu sau khi ngưng co giật, người bệnh không tỉnh lại, hoặc nhìn thấy rất “bệnh”, nên gọi cấp cứu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét