Trẻ 13 tháng. 10,5kg. Tình trạng lúc khám: tỉnh, da niêm hồng. Triệu chứng: + Ho, khò khè. + Nước mũi màu xanh. + Ói sau khi ho. Chẩn đoán: Viêm phế quản cấp. Thuốc sử dụng: 1. Amoxicillin/acid clavulanic 250/31,25 mg 1 gói x 2 lần/ngày. 2. Salbutamol (Ventolin) 2mg ¼ viên/lần x 3 lần/ngày. 3. Lactobacillus acidophilus 10 8 FU ½ gói x 2 lần/ngày cách kháng sinh 2 giờ. 4. Domperidon 1mg/ml (30ml) 2ml/lần x 3 lần. Bàn luận: - Bệnh học: VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP là 1 bệnh đặc trưng của lứa tuổi từ 2 tháng tới 24 tháng. Khởi đầu với 1 viêm hô hấp trên (ho, sốt nhẹ, sổ mũi, nghẹt mũi), sau 1-2 ngày xuất hiện khò khè. Hơn 95% là do virus, đa phần là virus hợp bào hô hấp RSV. Bệnh thường nhẹ và tự giới hạn, có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Trẻ sẽ hết ho khò khè trong vòng 2 tuần. Điều trị chỉ bao gôm vệ sinh mũi, uống đủ nước, hạ sốt khi cần. Đa số trẻ viêm tiểu phế quản nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Trẻ vẫn hồng hào, tươi tỉnh, ăn chơi tốt. 1 số trường hợp nặng có biểu hiện suy hô hấp hoặc không ăn uống được hay mất nước thì nhập viện truyền dịch, hỗ trợ hô hấp (oxy , CPAP, thở máy....) - Thuốc: 1. Amoxicillin/acid clavulanic 250/31,25 mg: 1 gói x 2 lần/ngày. Không thể loại trừ hoàn toàn nguyên nhân vi khuẩn được nếu không có xét nghiệm (PCR realtime). Vì thế với điều kiện ở tỉnh thì không loại trừ được. Vì không loại trừ vi khuẩn, thì việc sử dụng kháng sinh có thể chấp nhận. Trong nhiễm khuẩn hô hấp trên, liều amoxicillin là 40 – 50 mg/kg/ngày; với viêm tai giữa liều là 90 mg/kg/ngày. Trẻ nặng 10,5 kg, liều là 500mg/ngày. Vì thế liều dùng là 47,6mg/kg/ngày. Hợp lý. Tiêu chảy do vi khuẩn: Amoxicillin/acid clavulanic gây tiêu chảy gấp 3 lần so với amoxicillin thông thường. + Tiêu chảy nhỏ hơn 48h → acid clavulanic gây kích ứng nhu động ruột. Tiêu chảy do acid clavulanic không thể giảm bằng men vi sinh mà bằng thuốc cầm tiêu chảy như lopeamid. Trẻ 13 tháng nên không sử dụng được các thuốc này. + Tiêu chảy lớn hơn 48h → loạn khuẩn ruột. Đánh giá: Có thể cân nhắc sử dụng hoặc không sử dụng. ... 2. Salbutamol. Cơ chế khò khè chủ yếu của viêm tiểu phế quản là phù nề và tăng tiết dịch chứ không phải co thắt cơ trơn. Điều đó lí giải vì sao salbutamol hầu như không có tác dụng nhiều trong việc giảm khò khè ở bệnh này. Đấy là đặc điểm quan trọng để phân biệt với bệnh hen phế quản. Chủ yếu sử dụng khi: + khó thở, rút lõm nặng, SpO2 giảm.. → Khí dung salbutamol 3 lần liên tiếp sau đó đánh giá lại. + Nếu có đáp ứng thì tiếp tục khí dung 4 - 6 giờ 1 lần. + Nếu không thì ngưng. Đường uống nhiều tác dụng phụ, hiệu quả ít, bằng 1/10 so với khí dung. Đánh giá: Lợi ích ít hơn tác hại. Cân nhắc không sử dụng. ... 3. Men vi sinh. Chỉ sử dụng những chủng men vi sinh đã được nghiên cứu, được các tổ chức tin cậy như FDA công nhận tác dụng trên tiêu chảy trẻ em mới nên sử dụng. + Tiêu chảy trẻ em: đa phần do rotavirus, Lactobacillus reuteri, Lactobacillus rhamnosus và nấm men men vi sinh Saccharomyces boulardii. + Tiêu chảy do kháng sinh: Saccharomyces boulardii và một số chủng Lactobacillus có thể hoạt động. Lactobacillus acidophilus tuy chưa chứng minh được tài năng của mình. Tuy nhiên, bé cũng không bị tiêu chảy, sử dụng cũng không hại gì. Đánh giá: Có thể cân nhắc sử dụng hoặc không sử dụng. ... 4. Domperidon. Ói sau ho là 1 cách để loại trừ đàm khỏi đường thở (hoặc nuốt xuống bụng). Vì thế, sử dụng domperridon không có ích lợi gì. + Không có sự khác biệt về hiệu quả của domperidon đối với buồn nôn và nôn ở trẻ em dưới 12 tuổi so với giả dược + Cơ quan dược phẩm Pháp (ANSM) khuyến cáo: không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi và cân nặng dưới 35 kg. Do domperidon có nguy cơ tim mạch: kéo dài QT, xoắn đỉnh, loạn nhịp, và đã ghi nhận tử vong bất thường. Ngay cả trẻ lớn hơn 12 tuổi và hơn 35kg: + Tối đa 10 mg/lần, 30 mg/ngày. + Sử dụng không quá 1 tuần. Đánh giá: Không nên sử dụng.
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020
Bình đơn thuốc (Nhi khoa): Viêm phế quản cấp có khò khè/Có dùng Salbutamol?
Trẻ 13 tháng. 10,5kg. Tình trạng lúc khám: tỉnh, da niêm hồng. Triệu chứng: + Ho, khò khè. + Nước mũi màu xanh. + Ói sau khi ho. Chẩn đoán: Viêm phế quản cấp. Thuốc sử dụng: 1. Amoxicillin/acid clavulanic 250/31,25 mg 1 gói x 2 lần/ngày. 2. Salbutamol (Ventolin) 2mg ¼ viên/lần x 3 lần/ngày. 3. Lactobacillus acidophilus 10 8 FU ½ gói x 2 lần/ngày cách kháng sinh 2 giờ. 4. Domperidon 1mg/ml (30ml) 2ml/lần x 3 lần. Bàn luận: - Bệnh học: VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP là 1 bệnh đặc trưng của lứa tuổi từ 2 tháng tới 24 tháng. Khởi đầu với 1 viêm hô hấp trên (ho, sốt nhẹ, sổ mũi, nghẹt mũi), sau 1-2 ngày xuất hiện khò khè. Hơn 95% là do virus, đa phần là virus hợp bào hô hấp RSV. Bệnh thường nhẹ và tự giới hạn, có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Trẻ sẽ hết ho khò khè trong vòng 2 tuần. Điều trị chỉ bao gôm vệ sinh mũi, uống đủ nước, hạ sốt khi cần. Đa số trẻ viêm tiểu phế quản nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Trẻ vẫn hồng hào, tươi tỉnh, ăn chơi tốt. 1 số trường hợp nặng có biểu hiện suy hô hấp hoặc không ăn uống được hay mất nước thì nhập viện truyền dịch, hỗ trợ hô hấp (oxy , CPAP, thở máy....) - Thuốc: 1. Amoxicillin/acid clavulanic 250/31,25 mg: 1 gói x 2 lần/ngày. Không thể loại trừ hoàn toàn nguyên nhân vi khuẩn được nếu không có xét nghiệm (PCR realtime). Vì thế với điều kiện ở tỉnh thì không loại trừ được. Vì không loại trừ vi khuẩn, thì việc sử dụng kháng sinh có thể chấp nhận. Trong nhiễm khuẩn hô hấp trên, liều amoxicillin là 40 – 50 mg/kg/ngày; với viêm tai giữa liều là 90 mg/kg/ngày. Trẻ nặng 10,5 kg, liều là 500mg/ngày. Vì thế liều dùng là 47,6mg/kg/ngày. Hợp lý. Tiêu chảy do vi khuẩn: Amoxicillin/acid clavulanic gây tiêu chảy gấp 3 lần so với amoxicillin thông thường. + Tiêu chảy nhỏ hơn 48h → acid clavulanic gây kích ứng nhu động ruột. Tiêu chảy do acid clavulanic không thể giảm bằng men vi sinh mà bằng thuốc cầm tiêu chảy như lopeamid. Trẻ 13 tháng nên không sử dụng được các thuốc này. + Tiêu chảy lớn hơn 48h → loạn khuẩn ruột. Đánh giá: Có thể cân nhắc sử dụng hoặc không sử dụng. ... 2. Salbutamol. Cơ chế khò khè chủ yếu của viêm tiểu phế quản là phù nề và tăng tiết dịch chứ không phải co thắt cơ trơn. Điều đó lí giải vì sao salbutamol hầu như không có tác dụng nhiều trong việc giảm khò khè ở bệnh này. Đấy là đặc điểm quan trọng để phân biệt với bệnh hen phế quản. Chủ yếu sử dụng khi: + khó thở, rút lõm nặng, SpO2 giảm.. → Khí dung salbutamol 3 lần liên tiếp sau đó đánh giá lại. + Nếu có đáp ứng thì tiếp tục khí dung 4 - 6 giờ 1 lần. + Nếu không thì ngưng. Đường uống nhiều tác dụng phụ, hiệu quả ít, bằng 1/10 so với khí dung. Đánh giá: Lợi ích ít hơn tác hại. Cân nhắc không sử dụng. ... 3. Men vi sinh. Chỉ sử dụng những chủng men vi sinh đã được nghiên cứu, được các tổ chức tin cậy như FDA công nhận tác dụng trên tiêu chảy trẻ em mới nên sử dụng. + Tiêu chảy trẻ em: đa phần do rotavirus, Lactobacillus reuteri, Lactobacillus rhamnosus và nấm men men vi sinh Saccharomyces boulardii. + Tiêu chảy do kháng sinh: Saccharomyces boulardii và một số chủng Lactobacillus có thể hoạt động. Lactobacillus acidophilus tuy chưa chứng minh được tài năng của mình. Tuy nhiên, bé cũng không bị tiêu chảy, sử dụng cũng không hại gì. Đánh giá: Có thể cân nhắc sử dụng hoặc không sử dụng. ... 4. Domperidon. Ói sau ho là 1 cách để loại trừ đàm khỏi đường thở (hoặc nuốt xuống bụng). Vì thế, sử dụng domperridon không có ích lợi gì. + Không có sự khác biệt về hiệu quả của domperidon đối với buồn nôn và nôn ở trẻ em dưới 12 tuổi so với giả dược + Cơ quan dược phẩm Pháp (ANSM) khuyến cáo: không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi và cân nặng dưới 35 kg. Do domperidon có nguy cơ tim mạch: kéo dài QT, xoắn đỉnh, loạn nhịp, và đã ghi nhận tử vong bất thường. Ngay cả trẻ lớn hơn 12 tuổi và hơn 35kg: + Tối đa 10 mg/lần, 30 mg/ngày. + Sử dụng không quá 1 tuần. Đánh giá: Không nên sử dụng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét