Responsive Ads Here

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

DỊ ỨNG

DỊ ỨNG

  1. Dị ứng thức ăn.
Dị ứng là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Dị ứng thức ăn thường gặp là đậu phụng, thủy hải sản…
v  Cơ chế gây dị ứng:
Khi có kháng nguyên kích thích, tế bào T hỗ trợ sẽ kích thích tế bào B tiết ra những kháng thể IgE. Khi có tiếp xúc với kháng nguyên tương tự, IgE có ái lực với tế bào mast và basophil liên kết với kháng nguyên gây ra phản ứng bổ thể, kết quả làm vỡ tế bào mast và basophil dẫn tới phóng thích hàng loạt các chất gây viêm, sưng như histamin, leukotrien, prostaglandin, cytokin… Histamin gắn vào receptor H1 gây ra hiện tượng giãn mạch, bài tiết chất nhầy, kích thích thần kinh và sự co cơ trơn. * Điều này dẫn đến sổ mũi, ngứa, khó thở, và sốc phản vệ.
Phản ứng muộn: Do sự hóa ứng động của các chất như cytokin thu hút các bạch cầu như bạch cầu trung tính, ái toan, lympho và các đại thực bào. Phản ứng thường thấy sau 2-24 h sau khi phản ứng dị ứng xuất hiện.
v  Triệu chứng: Ngứa, phát ban da như nổi mày đay. Phù mạch. Có thể xuất hiện viêm mũi dị ứng. Có thểđau bụng, buồn nôn và nôn trong khoảng 2 giờ sau ăn. Có thể tiêu chảy sau 4-6 giờ sau khi ăn. Nặng nhất có thể gây khó thở, hen suyễn, trụy tim mạch, sốc phản vệ.
Tiếp xúc với kháng nguyên càng nhiều, phản ứng dị ứng càng mạnh. Vì thế cần khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn lại những thức ăn gây dị ứng.
Ø  Điều trị: Kháng Histamin H1liều tối đa + corticoid + thanh nhiệt tiêu độc + vitamin.
1. Fexofenadine 180mg: 1 viên/lần (không tăng liều nữa vì đã là liều tối đa/ngày).
Hoặc chlorpheniramin 12mg chia làm 1-2 lần uống (tối đa 32mg/ngày)
Trẻ 2-6 tuổi: 2mg/mỗi 4 giờ (tối đa 16mg/ngày).
Trẻ 2-5 tuổi: 1mg/mỗi 4 giờ (tối đa 6mg/ngày).
2. Prednisolon 5mg x 1-2 viên/lần (tối đa 60mg/ngày) – uống ngay.
Dùng để ngăn chặn phản ứng muộn. Trường hợp nhẹ thường chỉ cần dùng liều thấp 5-10 mg là đủ.Do Prednisolon có thời gian bán thải ngắn nên sau khi hết dị ứng thì thuốc cũng đào thải nhanh.Có thể thay Prednisolon bằng bethamethason hoặc dexamethason.
3. Diệp hạ châu : 4 viên x 2 lần/ngày.
Có thể thay thế bằng các thuốc từ dược liệu có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc khác như Hapagan, Maranta, Boganic, Cà gai leo – Tuệ Linh…
4.  Ranitidine 75mg (tối đa 150mg).
Dùng khi có triệu chứng của dạ dày như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày. Nếu không thì không cần dùng vì thuốc kháng H1 cũng tác động một phần trên receptor H2.
5. Vitamin A&D + vitamin C : 1 viên. Hoặc multivitamin.
Vitamin C có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc. Trong khi vitamin A và D có tác dụng trên da trong trường hợp bệnh nhân gãi nhiều làm tổn thương da. Có thể dùng chung.
Theo hướng dẫn của BYT và FDA không đề cập đến việc sử dụng Vitamin trong dị ứng.
  1. Dị ứng thuốc.
Dị ứng thuốc chiếm 10-15% phản ứng có hại do thuốc, thường gặp nhất là nhóm penicillin, thuốc chống co giật, NSAIDs và các thuốc trị gout. Dị ứng thuốc thường không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, thường có biểu hiện ngoài da và ngứa. Nếu dùng lại thuốc đã gây dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong.

Chuyện thường gặp ở nhà thuốc và bệnh nhân đến bắt đền.
v  Triệu chứng: Phản ứng thường xảy ra trong vòng 1h sau khi uống thuốc, với biểu hiện của dị ứng là mày đay, hồng ban, phù mạch, viêm mũi dị ứng. Nếu nặng, có thể co thắt phế quản, sốc phản vệ.
Ø  Xử trí: Trấn an tinh thần + xác định thuốc gây dị ứng + xử lý như dị ứng thức ăn.
Trước khi bán thuốc cần biết tiền sử dùng và dị ứng thuốc của bệnh nhân. Bác sĩ không nên kê đơn điều trị bao vây, chỉ dùng những loại thuốc thật cần thiết. Cân nhắc trước khi cho một loại thuốc có nguy cơ cao gây ra những tác dụng không mong muốn.
  1. Xử trí khi ong đốt.
Trong nọc độc của ong có chứa nhiều Histamin, phospholipase A2, hyaluronidase, melitin, apamin, các amin có hoạt tính sinh học… Trong nọc ong chứa melitin (chiếm hơn 50% khối lượng khô) là chất làm tan màng tế bào, phospholipase A2 làm vỡ màng tế bào và tăng tổng hợp PG gây đau. Apamin là chất độc thần kinh, hyaluronidase có tác dụng hủy acid hyaluronic làm tan tổ chức. Histamin và các amin khác gây đau và sưng.
Thông thường ong bắp cày độc hơn ong vò vẽ, ong vò vẽ độc hơn ong vàng. Ong mật phải đốt tới vài chục đến vài trăm vết mới gây nguy hiểm, trong khi ong vò vẽ và ong bắp cày chỉ cần vài ba vết đốt đã gây nguy hiểm, phải chuyển ngay đến cơ sở y tế.
Ø  Điều trị: Kem kháng histamin + kháng histamin PO + corticoid + giảm đau + Oresol nếu vết chích nhiều.
1. Kem Phenergan: bôi 2-3 lần/ngày tại vết đốt.
Nếu chỉ có 1 vài vết đốt nhẹ do ong mật, ít đau thì chỉ cần bôi kem Phenergan đơn độc. Ong vò vẽ, ong bắp cày đốt rất đau, chỉ cần 1-2 vết đốt là đã gây đau nhức khủng khiếp, sưng phù diện rộng và có thể sốt.
2. Prednisolon 15 mg/ngày.
Có thể tăng đến tối đa 60mg trong ngày đầu tiên, hôm sau phải giảm ngay. Vết đốt trên đầu nặng hơn vết đốt trên chi.
4. Paracetamol/Codein: 0,5mg x 2-3 lần/ngày.
5. Fexofenadin 60mg x 2 lần/ngày.

Uống từ 1,5-2 lít nước/ngày.Tốt nhất nên dùng Oresol.
ĐK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét