Responsive Ads Here

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn, hầu hết là do E. coli. Bệnh có tỷ lệ gặp ở nữ nhiều gấp 5 lần nam, nguyên nhân là do vị trí cơ quan sinh dục của nữ gần với hậu môn nên khả năng nhiễm E. coli từ hậu môn lên tiết niệu cao hơn nam giới. Khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.

Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên trên thận. dù là mầm bệnh nào thì chúng đều có chung một cách xâm nhập là đi từ dưới lên trên. Nhiễm trùng đường tiểu thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được điều trị nó có thể diễn tiến nặng lên đưa đến nhiễm trùng đường tiểu trên (niệu quản, thận).
Trong viêm đường tiết niệu, nếu có đau do co thắt cơ trơn, đau bàng quang thì uống thuốc giãn cơ trơn như Nospa (Drotaverine) để giảm đau.
  1. Viêm bao quy đầu.
Viêm bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là lứa tuổi sinh sản.
v  Nguyên nhân:
+        Do vệ sinh không sạch sẽ (thường gặp ở trẻ nhỏ): Do không vệ sinh sạch sẽ các cặn bẩn sinh dục, tạo điều kiện do vi khuẩn phát triển.
+        Quan hệ tình dục không an toàn.
+        Dài và hẹp bao quy đầu tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Cần làm phẫu thuật cắt bỏ.
v  Triệu chứng: Ngứa, sưng viêm vùng bao quy đầu,bốc mùi hôi, có thể lở loét và có mủ.Nếu có tiểu khó, tiểu dắt là do tình trạng nhiễm khuẩn đã nhiễm vào trong.
Ø  Điều trị: Vệ sinh sạch sẽ + PVP + giảm viêm + kháng sinh.
1. PVP 10%.
Lộn bao quy đầu ra. Rửa sạch với xà phòng, sau đó rửa bằng PVP, lau khô.
2. Micfasoblue 40mg: 2 viên x 3 lần/ngày (tối đa 9 viên).
Dùng để sát khuẩn và giảm viêm cơ quan sinh dục và tiết niệu. Không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi và PNCT! Uống nhiều nước.
3. Alpha 1-2 viên x 2-3 lần/ngày.
4. Corticoid dạng kem.
Bôi để giảm sưng viêm, nếu sưng viêm nhiều.
Có thể kết hợp bôi kem kháng sinh và kháng sinh đường uống như điều trị viêm bàng quang. Giảm đau bằng paracetamol.Nếu chưa cắt bao quy đầu thì cắt.
Nhà thuốc và các bác sĩ “mát tay” thường kê corticoid uống liều cao, nhưng thực tế viêm bao quy đầu chỉ cần bôi corticoid là đủ.
  1. Viêm bàng quang.
Viêm bàng quang là do vi khuẩn từ niệu đạo đi lên. Là bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường gặp nhất.Nếu không điều trị có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu trên (niệu quản và thận).
v  Triệu chứng: Đau tức bụng dưới, cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu, tiểu rắt (làcảm giác buồn tiểu mặc dù không còn nước tiểu), tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi có máu, có mủ. Thường không sốt hoặc sốt nhẹ.
Ø  Điều trị: Kháng sinh + Micfasoblue + Vitamin C liều cao + giảm đau cơ trơn.
1. Micfasoblue 40mg: 2 viên x 3 lần/ngày (tối đa 9 viên).
2. Vitamin C 1-2g/ngày.
Vitamin C ngăn ngừa và làm giảm viêm bàng quang do tăng acid nước tiểu, vì thế hạn chế sự bùng phát của vi khuẩn.
3. Alverin để giảm đau.
4. Paracetamol.
5. Kháng sinh.
Liều trên phụ nữ:
  • Nếu bệnh nhân không có tiền sử bệnh niệu, khởi bệnh < 3 ngày, có thể dùng liều duy nhất:
+        Trimethoprim/Sulfamethoxazol (TMP-SMZ) 480mg: 3 viên uống liều duy nhất.
+        Ciprofloxacine ( Uniflex 1viên /1lần/1ngày).
+        Pefloxacine ( Péflacine monodose 2 viên 400mg).
Chống chỉ định viêm bàng quang tái đi tái lại và phụ nữ có thai.
  • Điều trị ngắn ngày (3-5) ngày:
+        TMP-SMZ viên 480 mg: 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày trong 3-5 ngày.
+        Cephalexin 500 mg: 1- 2 viên/lần x 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày.
+        Nitrofurantoin 100 mg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày cách nhau 12 giờtrong 5 ngày.
+        Amoxycillin/Clavulanate 625 mg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày cáchnhau 12 giờ trong 5 ngày.
+        Norfloxacin 400 mg, uống mỗi lần 1 viên cách nhau 12 giờ trong 3 - 5 ngày.
Ở phụ nữ, FQ không phải là lựa chọn đầu tay trừ khi điều trị các kháng sinh khác thất bại hoặc đã tái phát.
PNCT sử dụng Cephalexin hoặc Amoxycillin/Clavulanate liều như trên, trong 7 ngày. Không dùng TMP-SMZ vì gây quái thai, không dùng FQ vì ảnh hưởng gân xương thai nhi, không dùng nitrofurantoin vì nguy cơ gây tan huyết sơ sinh.
Liều trên nam giới:
+        TMP-SMZ viên 480 mg: 2 viên/lần x 2 lần/ngày trong 7 - 10 ngày.
+        Cephalexin 500 mg : 2 viên/lần x 2 lần/ngày trong 7- 14 ngày.
+        Amoxycillin/Clavulanate 1000 mg:1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 7- 14 ngày.
+        Norfloxacin 400 mg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 7-14 ngày.
Nam giới ưu tiên sử dụng FQ do thấm tốt vào tuyến tiền liệt.
Ø  Tái phát: Chẩn đoán viêm bàng quang cấp hay tái phát khi có viêm bàng quang cấp ≥ 4 lần trong năm.
Phòng ngừa bằng cách uống liên tục trong 3 tháng:
+ Kim Ngân Hoa kết hợp Kim Tiền Thảo. Kim Ngân Hoa kháng khuẩn E.coli, còn Kim Tiền Thảo giúp lợi tiểu.Kết hợp với vitamin C 1g/ngày.
+ BYT khuyến cáo sử dụng liên tục trong 3 tháng với kháng sinh đường tiểu liều thấp nhất, uống trước khi đi ngủ.
Uống đủ nước, nước tiểu ít nhất > 1,5 lít/24h và không nhịn tiểu quá 6 giờ là một yếu tố quan trọng giúp điều trị và dự phòng nhiếm khuẩn.
Khi dùng giấy vệ sinh để vệ sinh sau khi đi tiêu, nên lau từ trước ra sau để tránh dính phân lên bộ phận sinh dục. Tránh mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt. Thay thường xuyên băng vệ sinh, tránh để lâu. Nên đi tiểu ngay sau quan hệ tình dục.
  1. Viêm đường tiết niệu trên cấp.
Là tình trạng nhiễm trùng cấp niệu quản và thận như viêm thận cấp và viêm bể thận cấp… Đây là tình trạng cấp cứu y khoa vì có thể dẫn tới suy thận cấp và tử vong.
v  Triệu chứng: Ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đau thắt lưng hoặc đau vùng mạn sườn. Môi khô lưỡi bẩn. Hội chứng bàng quang cấp.
Ø  Xử trí: Đây là cấp cứu y khoa, phải chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Kháng sinh đường tiểu liều cao nhất dung nạp được + Oresol bù nước và điện giải + giãn cơ trơn.
  1. Viêm tuyến tiền liệt cấp.
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng, thường đi kèm với viêm bàng quang cấp tính. Vì vậy triệu chứng lâm sàng cũng giống như viêm bàng quang cấp nhưng thường kèm theo có sốt cao, thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy, viêm tuyến tiền liệt cấp tính cần được điều trị sớm và đúng, đủ liều thuốc và đủ thời gian.
v  Triệu chứng: Hội chứng bàng quang cấp. Thường có sốt cao, kèm gai rét. Tuyến tiền liệt sưng to và đau. Đau nhiều vùng niệu đạo.
Bệnh gây đau nhiều nên bệnh nhân thường đến điều trị tại bệnh viện.
Ø  Điều trị:FQ khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn + NSAID + uống nước để nước tiểu đạt 2l/24h + giãn cơ trơn.
Ưu tiên FQ khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn, vì FQ thấm tốt vào tuyến tiền liệt. Sử dụng trong 14-28 ngày. Thường dùng là: Levofloxacin 500 mg, 1 viên/lần x 1 lần/ngày trong 14- 28 ngày.
Có thể thay thế bằng Nofloxacin, Ofloxacin hoặc TMP-SZM.
Nếu cần phối hợp 2 kháng sinh, có thể phối hợp FQ vớiCephalosporin thế hệ 3 - 4 hoặc Amoxicilline/clavulanate.
  1. Viêm niệu đạo.
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm trong đường dẫn nước tiểu.Viêm niệu đạo có thể là tổn thương đơn độc hoặc phối hợp với viêm bàng quang, viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Tác nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn gây bệnh hoa liễu như Lậu cầu, Chlamydia và E.coli.
v  Triệu chứng: Cảm giác nóng rát và đau khi đi tiểu, có khi có mủ. Ngứa và sưng niệu đạo.
Ø  Điều trị: Vệ sinh sạch sẽ + kháng sinh đường tiết niệu + giảm đau + Vitamin C liều cao.
1. Micfasoblue 40mg: 2 viên x 3 lần/ngày (tối đa 9 viên).
2. Kháng sinh, kháng nấm. Điều trị theo tác nhân gây bệnh.
3. Paracetamol.
4. Vitamin C 1g/ngày.
5. Nospa (Drotaverine) 40mg: 1-2 viên x 3-4 lần/ngày.

Dùng khi có đau thắt cơ trơn.
ĐK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét