Tăng
lipid huyết là khi nồng khi nồng độ lipid huyết (gồm cholesterol và
triglycerid) vượt quá nồng độ bình thường. Tuy nhiên, giá trị lý tưởng của
lipid huyết còn thấp hơn giá trị bình thường. Khi vượt qua khoảng giá trị lý tưởng,
nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên.
Thành phần lipid
|
Giá trị mong muốn
|
Giới hạn
|
Nguy cơ cao
|
Cholesterol toàn phần
|
<200
|
200-239
|
>240
|
LDL – C
|
<100
|
130-159
|
160-189
|
HDL – C
|
≥60
|
<40
|
|
Triglycerid (TG)
|
<150
|
150-199
|
200-499
|
Rối
loạn lipid huyết là yếu tô nguy cơ của xơ vừa động mạch, biểu hiện ở nhiều cơ
quan. Đáng chú ý là ở tim (bệnh mạch vàng) và ở mạch não (đột quỵ). Có mối liên
quan chặt chẽ giữ cholesterol huyết và bệnh tim mạch: Giảm 1% LDL-C sẽ giảm 2%
tỷ lệ tử vong tim mạch.
Dịch tễ: Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ
(CDC), trong năm 2011-2012, có 78 triệu người trưởng thành ở Mỹ (gần 37%) có nồng
độ LDL huyết nằm trong khoảng mà các chuyên gia khuyên dùng thuốc cholesterol
hoặc có tình trạng sức khỏe khác khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột
quỵ cao. Khoảng 43 triệu người trưởng thành (55%) cần dùng thuốc. 95 triệu người
từ 20 tuổi trở lên có có tổng mức cholesterol cao hơn 200 mg/dL. Gần 29 triệu
người Mỹ trưởng thành có tổng mức cholesterol cao hơn 240 mg/dL. 7% trẻ em và
thanh thiếu niên Mỹ từ 6 đến 19 tuổi có tổng cholesterol cao.
Nguyên tắc điều trị tăng lipid
huyết:
- Phải thay đổi lối sống: Vận động thể
lực vừa phải, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế dầu mỡ, bia rượu, bỏ
thuốc lá…
- Nếu thay đổi lối sống không đạt được
mục tiêu, sử dụng thuốc đơn trị. Khi đơn trị không đạt được mục tiêu mới
dùng phối hợp.
- Statin là lựa chọn hàng đầu trị
tăng cholesterol huyết vì tác dụng đơn trị mạnh nhất. Statin có thể kết hợp
với niacin, resins hoặc ezetimibe. Không kết hợp statin với fibrat vì tăng
nguy cơ tiêu cơ vân.
- Nếu LDL bình thường, HDL giảm thì sử
dụng niacin hoặc fibrat.
- Trong tăng triglycerid huyết (TG),
thuốc ưu tiên là fibrat hoặc niacin. Có thể bổ sung dầu cá.
- Tránh dùng thuốc hạ lipid huyết cho
PNCT và cho con bú. Trẻ em bị bệnh tăng cholesteron huyết gia đình dị hợp
tử chỉ được chữa trị bằng resin hoặc statin khi đạt 6-8 tuổi vì khi đó sợi
myelin đã hoàn chỉnh. Theo ATP 4, ít khi trị tăng lipid huyết trước 21 tuổi.
- Áp dụng tối đa các khuyến cáo của
ATP 4.
1.
Thay đổi lối sống cho người rối loạn chuyển hóa
lipid máu
Điều
trị không dùng thuốc gồm có áp dụng chế độ ăn kiêng và thay đổi lối sống trong
3 tháng. Việc thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, thể dục thể
thao vừa phải có tầm quan trọng rất lớn trong việc kiểm soát lipid máu. Điều trị
bằng chế độ ăn không đáp ứng đầy đủ thì phối hợp với thuốc trị tăng lipid máu.
Có
nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu như: dầu oliu,
giá đỗ, táo, nấm hương, hạt sen, cá, dầu cá… do tác dụng tăng HDL và làm giảm
LDL. Nên ăn các thức ăn chứa các loại sợi hòa tan như cám yến mạch, pectin, mủ
trôm… Sterol thực vật có trong đậu nành làm giảm LDL huyết. Đây là các thực phẩm
hỗ trợ cho việc điều trị tăng lipid máu cũng như phòng tránh bệnh rất hiệu quả.
Kiêng
ăn thực phẩm giàu lipid như thịt, mỡ, lạp xưởng, nội tạng, da động vật, lòng đỏ
trứng, khoai tây chiên, bắp chiên, bánh ngọt… hạn chế những món chiên, nướng, không
nên dùng dầu ăn chiên lại. Tăng khẩu phần ăn có nhiều hoa quả, rau xanh như bầu,
bí, táo, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, cam chanh, đậu phụ…
Thực
hiện chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý theo tuổi và tình trạng sức khỏe.
Thời gian tập luyện thể lực tối thiểu là 30 phút/ngày, giảm cân hợp lý. Kiêng hẳn
rượu, bia, thuốc lá…
2.
Điều trị dùng thuốc.
Khi
điều trị không dùng thuốc nhưng không kiểm soát được lipid huyết, cần phải phối
hợp với thuốc trị tăng lipid máu. Nhóm được ưu tiên và hay dùng nhất là các
statin. Việc sử dụng các thuốc trị tăng lipid máu phải có chỉ định của bác sĩ
cũng như phải được theo dõi chặt chẽ.
a) Nhóm statin.
Cơ
chế: ức chế enzym HMG – CoA reductase vì thế ức chế tổng hợp cholesterol, gan cần
cholesterol do đó tăng tổng hợp LDL-receptor nên giảm lipid huyết. Artovastatin
và rosuvastatin hạ TG hiệu quả hơn các statin khác. Rosuvastatin tăng LDL hơn
các statin khác. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, bệnh nhân trên 21 tuổi và dung
nạp statin mới điều trị bằng statin.
Theo
ATP 4, có 4 nhóm bệnh nhân hưởng lợi từ statin:
+
Bệnh nhân có bệnh mạch xơ vữa
trên lâm sàng.
+
Bệnh nhân có tăng LDL-C ≥ 190
+
Bệnh nhân từ 40-75 tuổi, mắc đái
tháo đường, LDL-C 70-189 mg/dL nhưng chưa có bệnh xơ vữa trên lâm sàng.
+
Bệnh nhân 40 – 75 tuổi không có bệnh
TMXV trên lâm sàng hoặc đái tháo đường nhưng có LDL-C 70-189 mg/dL và có nguy
cơ bệnh TMVX 10 năm ≥ 7.5% (sử dụng Pooled Cohort Equations dự đoán nguy cơ bệnh
TMXV).
Đối tượng
|
Cường độ điều trị
|
Có bệnh tim mạch xơ vừa lâm
sàng
|
BN ≤ 75 tuổi dùng statin cường
độ cao
|
BN > 75 tuổi dùng statin cường
độ trung bình
|
|
Tăng LDL-C ≥ 190
|
Statin cường độ cao
|
Đái tháo đường
|
Statin cường độ trung bình
|
Ước tính nguy cơ tim mạch xơ vữa
≥ 7,5% trong 10 năm. Sử dụng statin cường độ cao
|
|
Ước tính nguy cơ tim mạch xơ vữa
≥ 7,5% trong 10 năm (Pooled Cohort)
|
Statin trung bình đến cao
|
- Bảng cường độ sử dụng liệu pháp
statin
Liệu
pháp statin cường độ cao
|
Liệu
pháp statin cường độ cao
|
Liệu
pháp statin cường độ thấp
|
Giảm LDL-C ≥ 50%
|
Giảm LDL-C từ 30-50%
|
Giảm LDL-C < 30%
|
Rosuvastatin 20 (40) mg
Atorvastatin (40†)–80 mg
|
Rosuvastatin (5) 10 mg
Atorvastatin 10 (20) mg
Simvastatin 20–40 mg‡
Pravastatin 40 (80) mg
Lovastatin 40 mg
Fluvastatin XL 80 mg
Fluvastatin 40 mg bid
Pitavastatin 2–4 mg
|
Rosuvastatin (5) 10 mg
Atorvastatin 10 (20) mg
Simvastatin 20–40 mg‡
Pravastatin 40 (80) mg
Lovastatin 40 mg
Fluvastatin XL 80 mg
Fluvastatin 40 mg bid
Pitavastatin 2–4 mg
|
Ghi
chú: Liều statin để trong dấu ( ) là liều chưa được nghiên cứu.
Rosuvastatin
được ưu tiên sử dụng hơn các statin khác. Không nên dùng quá liều khuyến cáo hoặc
phối hợp statin với fibrat vì tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
b) Nhóm non-statin.
Non-statin
|
Khuyến cáo
|
Niacin
|
Cần theo dõi men gan, đường huyết
lúc đói hoặc HbA1c và chỉ số acid uric lúc ban đầu, trong lúc tăng liều và mỗi
6 tháng
Không sử dụng nếu:
- Men gan tăng >2 - 3 lần giới hạn trên mức
bình thường (ULN)
- Triệu chứng ngoài da nghiêm trọng và dai dẳng,
tăng đường huyết kéo dài, bệnh gout cấp, hoặc có các triệu chứng đường tiêu
hóa hay đau bụng không giải thích được
- New-onset atrial fibrillation hoặc sụt cân
|
Omega 3
|
Đánh giá các rối loạn tiêu hóa,
thay đổi màu da hoặc xuất huyết
|
Ezetimibe
|
Khi phối hợp với statin, cần
theo dõi men gan lúc ban đầu và trong quá trình điều trị; ngừng thuốc nếu men
gan tăng >2 - 3 lần giới hạn trên mức bình thường
|
BAS
|
Khi phối hợp với statin, cần
theo dõi men gan lúc ban đầu và trong quá trình điều trị; ngừng thuốc nếu men
gan tăng >2 - 3 lần giới hạn trên mức bình thường
|
Fibrat
|
Gemfibrozil không nên cho dùng ở
BN đang điều trị với statin
Fenofibrate có thể được phối hợp
với statin cường độ thấp – trung bình
Đánh giá chức năng thận trước
khởi đầu điều trị, trong vòng 3 tháng và sau mỗi 6 tháng điều trị
|
Thuật ngữ trong bài:
LDL (Low density lipoprotein) là 1 loại hạt mang Cholesterol đi vào máu. LDL được coi là "xấu" vì làm cholesterol thừa xâm nhập vào màng của thành mạch máu gây xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
HDL (High density lipoprotein) là các hạt vận chuyển cholesterol từ mô ngoại biên về gan. HDL làm giảm cholesterol thừa xâm nhập vào màng của thành mạch máu, vì tế làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và tai biến mạch máu khác. HDL được coi là tốt.
ĐK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét