Responsive Ads Here

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Tại sao khi đói con người ta dễ cáu gắt


Tại sao người ta lại dễ cáu gắt khi hạ đường huyết (đói)
Khi lượng đường trong máu sụt giảm, cơ thể sẽ phản ứng lại một loạt các kích thích nhằm báo hiệu việc cung cấp đường cho cơ thể. Lúc này, glucagon, adrenalin và glucocorticoid được tiết ra có tác dụng kích thích tân tạo đường nhằm tăng lượng đường huyết – đó là các hormone tạo tín hiệu chiến đấu hay bỏ chạy. Các hormone này tác động lên não tạo nên tình trạng dễ cáu gắt. Cũng chính lý do này mà bạn dễ bực bội cũng như khó chịu nếu như bỏ bữa sáng.

Ngoài ra, còn có thêm một loại nội tiết tố từ các tế bào thần kinh đem lại cảm giác đói bụng là neuropeptides Y, điều khiển các loại hóa chất trong não con người và là tác nhân dẫn đến tâm trạng cáu gắt khi đói. Hormone này đem lại cảm giác đói bụng.
Đường huyết có liên quan đến mức độ cáu gắt. Đường huyết càng thấp thì con người ta càng cáu gắt nhiều. Điều có thể thấy rõ nhất ở những con vật khi đói là bản tính hung dữ được tăng cao, điều này có liên quan đến việc tìm kiếm thức ăn, một vấn đề sống còn.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát về vấn đề cáu gắt khi đói bụng ở các cặp đôi đã cưới ở Đại học Ohio. Kết quả cho thấy rằng lượng đường huyết ở trong cơ thể của một người càng thấp thì tỷ lệ người đó trở nên nóng nảy cũng như cáu gắt với bạn đời của mình càng tăng cao.

Làm sao để khắc phục tình trạng này?
Một cách khắc phục tốt nhất là không để rơi vào tình trạng “đói”. Vì thế bạn không nên bỏ bữa sáng với ý định giảm cân hoặc vì lý do bận rộn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cáu gắt và thiếu tập trung. Ngoài ra, việc bỏ bữa ăn sáng làm tăng sự thèm ăn và khiến bạn ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối, dẫn đến việc khó kiểm soát cân nặng hơn.
Lựa chọn một thực đơn khoa học, nhiều chất dinh dưỡng cho bữa sáng là cách giúp bạn khởi đầu một ngày mới tốt nhất.
ĐK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét