Bệnh
nhân Nam, 40 tuổi.
Chẩn
đoán: Loét môn vị/loét hang vị/nhiễm H.P/viêm dạ dày trợt xung huyết mãn tính.
Đơn
thuốc:
Sucrafat
ngày 30ml uống sáng, chiều, tối trước khi ăn.
Alverin
citrat 40 mg/Simethicon 100 mg: 4 viên/ngày.
Livetin
(Cao Cardus marianus, Thiamine nitrate, Pyridoxine HCl, Nicotinamide, Calci
pantothenate, Cyanocobalamin): 2 viên/ngày.
Banitase
(Trimebutine maleate, Acid dehydrocholic, Pancreatin, Bromelain, Simethicone) x
2 viên/ngày.
Buscopan
20mg x 2 viên/ngày.
Clarithromycin
500 mg x 2 lần/ngày.
Amoxicilin
500mg x 4 viên/ngày.
Esomeprazol
40mg: 2 lần/ngày.
Câu
hỏi:
1.
Đơn thuốc nhiều thuốc như thế, liệu có hợp lý không?
2.
Có nên sử dụng phác đồ PCA (PPI + Clarithromycin + Amoxicillin) để điều trị
viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylory hay không.
3.
Tại sao lại phối hợp Clarithromycin là 1 thuốc kiềm khuẩn + Amoxicillin là 1
thuốc diệt khuẩn.
4.
Có nên sử dụng phác đồ Amox + PPI + Levofloxacin như là phác đồ đầu tay không?
-------------------------------------------------------------
Trả
lời:
1.
Đơn thuốc vẫn có thể sử dụng được, tuy nhiên chưa được tối ưu hóa điều trị.
Có
các thuốc chồng tác động như Alverin + Buscopan, điều này không làm tăng tác dụng
điều trị mà chỉ tăng tiền thuốc cũng như tăng tác dụng phụ.
2.
PCA hiện nay không nên sử dụng như là phác đồ đầu tay và điều trị theo kinh
nghiệm tại VN, vì tỷ lệ H. pylory kháng Clarithromycin rất cao ~ 80 - 90%.
Nên
sử dụng phác đồ 4 thuốc có bismuth.
3.
Macrolid và Beta-lactam không hề có đối kháng, mà có tác dụng hiệp lực trên vi
khuẩn.
VD:
Macrolid + beta-lactam trong điều trị viêm phổi cộng đồng có tác dụng hiệp lực,
dù cho phế cầu đã đề kháng với Macrolid trên 95%.
Cái
nguyên tắc diệt khuẩn + kìm khuẩn là đối kháng là một nguyên tắc lỗi thời,
không nên được áp dụng nữa.
Còn
giải thích theo kiểu: Macrolid diệt khuẩn ở nồng độ cao, kiềm khuẩn ở nồng độ
thấp là giải thích tào lao. Vì MIC của vi khuẩn hiện đã ở mức rất cao, khiến
cho Macrolid không còn diệt khuẩn ở nồng độ cao nữa. Dù nó chỉ kìm khuẩn nhưng
vẫn tương tác hiệp đồng với beta-lactam.
4. Không nên sử dụng phác đồ có levofloxacin như là phác đồ đầu tay, vì tác dụng phụ nhiều. Nên để dành như là phác đồ dự phòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét